Sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện và các ứng dụng vượt trội
1. Giới thiệu về sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện
1.1. Sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện là gì?
Sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện là một loại sàn nâng kỹ thuật được thiết kế đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu về sự tiếp xúc điện tĩnh và giảm tĩnh điện trong môi trường làm việc. Nó được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp như điện tử, viễn thông, sản xuất linh kiện nhạy cảm với tĩnh điện và trong các môi trường cần đảm bảo an toàn từ các mối nguy hiểm liên quan đến tĩnh điện.
1.2. Cấu tạo chi tiết của sàn nâng kỹ thuật tĩnh điện
Cấu tạo của sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện cơ bản gồm 2 phần là khung kim loại và chân đế.
- Phần khung kim loại là thép bọc 2 mặt trên dưới, ở giữa đổ lõi xi măng nhẹ
- Chân đế có nhiều loại chất liệu và kiểu dáng, phù hợp với nhiều nhu cầu, mục đích sử dụng khác nhau. Khoảng cách nhờ chân đế tạo ra được tận dụng để đi dây ngầm, nâng cao tính thẩm mỹ và bảo vệ độ bền cho hệ thống dây dợ
2. Tại sao nên sử dụng sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện
Sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điệnlà một giải pháp quan trọng để đảm bảo an toàn và bảo vệ thiết bị điện tử trong môi trường công nghiệp. Dưới đây là một số lý do tại sao nên sử dụng sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện:
- Loại bỏ tĩnh điện: Trong môi trường công nghiệp, tĩnh điện có thể gây ra nhiều vấn đề như hỏng hóc hoặc mất dữ liệu trong các thiết bị điện tử nhạy cảm. Sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện được thiết kế để loại bỏ tích điện một cách hiệu quả, giúp bảo vệ thiết bị và tránh các sự cố không mong muốn.
- Bảo vệ an toàn: Tĩnh điện không chỉ gây hại cho thiết bị điện tử mà còn có thể gây nguy hiểm cho nhân viên và môi trường làm việc. Khi người lao động tiếp xúc với các thiết bị hoặc vật liệu tĩnh điện, có thể xảy ra các sự xung điện không mong muốn hoặc nguy cơ cháy nổ. Sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện giúp giảm thiểu nguy cơ này, tăng cường an toàn cho nhân viên và môi trường làm việc.
- Bảo vệ thiết bị: Các thiết bị điện tử nhạy cảm như máy tính, server, linh kiện điện tử... có thể bị tĩnh điện gây hỏng hóc hoặc mất dữ liệu. Sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện tạo ra một môi trường có điện trở thấp và giảm khả năng tích điện, từ đó bảo vệ thiết bị khỏi các sự cố có thể xảy ra.
- Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật: Trong một số ngành công nghiệp như sản xuất điện tử, yêu cầu về chống tĩnh điện là rất quan trọng. Sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện được thiết kế và xây dựng để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt, đảm bảo hiệu suất và độ tin cậy của hệ thống.
3. Các loại sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện phổ biến tại Nhật Hoa
3.1. Sàn nâng đúc nhôm
- Sàn nâng đúc nhôm được thiết kế nguyên tấm với độ ổn định kích thước cao.
- Trọng lượng nhẹ, mật độ cao và khả năng chịu tải tốt.
- Không thấm nước, chống cháy, chống ăn mòn, chống từ tính, môi trường thân thiện và không bức xạ
- Cấu trúc tấm ổn định, độ dẫn điện tốt, có thể tái chế lại phù hợp với tính kinh tế
- Khu vực sử dụng: Phòng máy tính, TT dữ liệu, TT Thông tin, phòng thí nghiệm,..
3.2. Sàn nâng lõi sợi khoáng
Sàn nâng lõi sợi khoáng có tính năng tốt và thân thiện với môi trường, chống tĩnh điện, chống cháy, chống sốc, tải trọng cao và bằng phẳng.
- Sàn nâng loại này có tính năng tốt và thân thiện với môi trường
- Chống tĩnh điện, chống cháy, chống sốc, tải trọng cao và bằng phẳng.
- Hệ điều chỉnh cao từ chân đế, lắp ráp nhanh, chứa được nguồn dây điện lớn.
- Hoạt động ổn định với độ ẩm và nhiệt độ
- Khu vực sử dụng: Văn phòng, phòng máy tính, TT dữ liệu, phòng thí nghiệm, phòng điều khiển...
3.3. Sàn nâng lõi xi măng
Sàn nâng lõi xi măng rất đa chức năng: chống tĩnh điện, chống bụi, chống trượt, chống gỉ, chống ăn mòn. Cao độ chính xác, tăng cường cấu trúc.
- Loại sàn nâng này đa chức năng: chống tĩnh điện, chống bụi, chống trượt, chống gỉ, chống ăn mòn.
- Cao độ chính xác, tăng cường cấu trúc.
- Bề mặt kết thúc: PVC, HPL, gạch ceramic, đá franite, thảm.
- Khu vực sử dụng: Phòng máy tính, Trung tâm dữ liệu, xưởng cơ vi điện tử, sơn điện.
3.4. Sàn nâng thép lõi xi măng - Oa
Sàn nâng dạng thép lõi xi măng -OA là sàn nâng với bề mặt chưa hoàn thiện. Bề mặt kết thúc thường là thảm viên.
- Mang lại vẻ thẩm mỹ cho các khu vực sử dụng
- Che lắp các đường dây điện, dây mạng chằng chịt
- Độ cao tùy biến cho người sử dụng
- Dễ sửa chữa, tiết kiệm chi phí, khả năng tái chế cao, hiệu suất tốt.
- Khu vực sử dụng: Văn phòng, Trung tâm dữ liệu, phòng máy, trường học, khu vực công cộng.
4. Đặc điểm của sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện
- Thời gian giải phóng tĩnh điện từ 5.000lts về 0 lts là 0.25sec, đáp ứng được các yêu cầu của điện kháng UL 779 & NFPA 99
- Có khả năng dẫn điện
- Sàn thường được làm từ chất liệu tốt, có khả năng chống ăn mòn (do tác động môi trường hoặc hóa chất) nên thường có độ bền cao
- Có khả năng chống cháy, không bị bắt lửa
- Hình thức tốt kể cả qua thời gian dài sử dụng
- Hoạt động ổn dưới các loại tải trọng như di chuyển máy móc hay xe hàng
5. Ứng dụng của sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện
Sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điệnđươc thiết kế được sử dụng rộng rãi trong các thiết kế Phòng mạng, Server, Phòng máy tính, Văn phòng, Trung tâm dữu liệu (datacentre), Phòng điều hành sản xuất…vì các đặc tính chịu tải, chống tĩnh điện, chống cháy, độ bền của sàn cũng như thích ứng với thời tiết ở Việt nam.
6. Hướng dẫn thi công lắp đặt sàn nâng kỹ thuật
Bước 1: Xử lý mặt bằng thi công trước khi lắp đặt sàn nâng kỹ thuật
– Đơn vị thi công sẽ tiến hành nghiệm thu mặt bằng cần thi công
– Dọn dẹp và xử lý các vật liệu sót lại trên nền xi măng, tẩy và làm sạch các vết bẩn, vữa bám trên bề mặt nhằm đảm bảo sản không còn bị bám bẩn hay vương lại các tạp chất gây hại đến hệ thống sàn nâng.
– Quy trình vệ sinh đều được thực hiện bằng phương pháp vệ sinh công nghiệp
Bước 2: Tiến hành đo và xác định độ cao của sàn nâng kỹ thuật
Đội ngũ kỹ thuật sẽ tiến hành đo diện tích sàn cần lắp đặt cũng như độ cao cho phép trước khi tiến hành để xác định số lượng vật liệu cũng như nắm rõ được chi tiết thời gian và cách lắp đặt sàn nâng kỹ thuật.
Bước 3: Tiến hành chia ô và xác định vị trí đế của sàn nâng
– Sau khi đã xác định diện tích cũng như chiều cao của sàn cần lắp đặt, nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành chia ô trực tiếp ngay trên bề mặt xi măng và xác định vị trí đặt các chân đế
– Các chân đế sẽ được cố định xuống sàn xi măng bằng một loại keo chuyên dụng
– Độ cao của hệ thống sàn nâng có thể dễ dàng điều chỉnh cao, thấp tùy ý nhờ tăng, giảm hệ thống ren một cách linh hoạt của chân đế
Bước 4: Lắp đặt thanh ngang
Thanh ngang là một bộ phận quan trọng của sàn nâng kỹ thuật, giúp lực phân bố đều khắp mặt sàn. Bên cạnh đó, thanh ngang còn giúp các chân đế được cố định hơn, hạn chế sự dịch chuyển mất ổn định của toàn bộ hệ thống. Đây là công đoạn được thực hiện ngay sau khi lắp đặt chân đế.
Bước 5: Lắp tấm sàn nâng kỹ thuật
– Sau khi hoàn thành lắp đặt phần chân đế và hệ thống thanh ngang, nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống tấm sàn.
– Với những tấm sàn nguyên khổ chỉ cần đưa tấm sàn và đặt lên hệ thống chân đế. Với những tấm sàn được cắt ra thành các tấm nhỏ hơn thì cần phải quết thêm lớp keo chống mối mọt.
Với những cạnh tiếp xúc trực tiếp với tường thì cần phải chèn thêm miếng băng xốp để tránh những tiếp xúc trực tiếp gây hại đến tường.
Bước 6: Hoàn thiện các bước lắp đặt sàn nâng kỹ thuật
– Sau khi đã lắp đặt xong, đơn vị thi công sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống lần cuối tất cả các công đoạn trước khi tiến hành bàn giao cho khách hàng.
– Vệ sinh lại toàn bộ hệ thống, làm sạch toàn bộ diện tích mặt bằng thi công và đánh bóng, tạo độ trơ cho mặt sàn
– Bàn giao sàn nâng kỹ thuật cho khách hàng
Bài viết cùng danh mục
Sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện và các ứng dụng vượt trội
Sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện là một loại sàn nâng kỹ thuật được thiết kế đặc biệt..
NHỮNG GÌ TẤM COMPACT HPL CÓ THỂ LÀM ?
Tấm Compact HPL vốn được biết đến với ứng dụng phổ biến là làm vách ngăn phòng và vách ngăn vệ..
Tấm compact là gì? Lợi ích khi dùng tấm compact
Tấm compact là vật liệu rắn chịu áp lực cao, cứng và có hiệu quả tốt hơn..
Những Lợi ích khi chúng ta sử dụng tấm compact làm vách ngăn vệ sinh
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay khi làm vách ngăn vệ sinh cần những yêu cầu về chất..
Cửa nhôm xingfa giá bao nhiêu 1m2
Cửa nhôm xingfa giá bao nhiêu 1m2 là thắc mắc của rất nhiều chủ nhà đang muốn tham..